Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Vương Hương Giang cùng cán bộ, giáo viên và học sinh Thủ đô tại Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia
Chiều 13/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lễ trao giải các dự án và bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.
Tham dự lễ bế mạc có Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi, Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; đại diện lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ; đại diện các trường đại học, trường phổ thông, các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đến khởi nghiệp sáng tạo và các em học sinh, sinh viên.
Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 11 - 13/5).
Ban Tổ chức trao giải Nhất cho nhóm học sinh Dự án “Thiết bị tập phục hồi chức năng cho người hạn chế vận động và sau tai biến” của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đã diễn ra chuỗi các diễn đàn, hoạt động tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh, trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp tại các gian hàng; Chung kết Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI; Diễn đàn kết nối mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các trường đại học, cao đẳng; Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao 10 giải Nhất, 20 giải Nhì, 30 giải Ba, 20 giải Khuyến khích cho các dự án xuất sắc nhất.
Ban Tổ chức trao giải Nhất cho nhóm học sinh Dự án “Aikoc - ứng dụng trí tuệ nhân tạo gia tăng hiệu quả kinh doanh” của Trường THPT Việt Đức
Ở khối học sinh, Thành phố Hà Nội có 7 dự án được Ban tổ chức vinh danh. Trong đó, hai dự án đã xuất sắc đoạt giải Nhất gồm Dự án “Aikoc - ứng dụng trí tuệ nhân tạo gia tăng hiệu quả kinh doanh” của Trường THPT Việt Đức gồm các học sinh Đình Hương Giang, lớp 12A2, Trường THPT Việt Đức; Đỗ Hà Phương, lớp 11D2, Trường THPT Việt Đức; Nguyễn Khánh Vi, lớp 10D4, Trường THPT Việt Đức; Nguyễn Diệp Chi, lớp 9K2, Trường THCS Trưng Vương; Đặng Vương Huy, lớp 843, Trường THCS Ngô Sĩ Liên.
Dự án “Thiết bị tập phục hồi chức năng cho người hạn chế vận động và sau tai biến” đoạt giải Nhất của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, gồm các học sinh Đào Xuân Huy, lớp 11 Hóa 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; Hoàng Nam Khánh, lớp 10 Toán 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; Tô Khánh An, lớp 8C, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; Bùi Quang Minh, lớp 8B, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Ban Tổ chức giao giải Nhì cho nhóm học sinh dự án “Pylus - thiết bị thông minh Y tế, CSSK, làm đẹp hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng” của Trường THCS Thanh Xuân
Hai dự án đã xuất sắc đoạt giải Nhì gồm Dự án “Pylus - thiết bị thông minh Y tế, CSSK, làm đẹp hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng” của Trường THCS Thanh Xuân, gồm các học sinh Nguyễn Văn An, lớp 9A2, Trường THCS Thanh Xuân; Lê Thanh Hằng, lớp 8A5, Trường THCS Thanh Xuân; Đoàn Gia Bảo, lớp 8A8, Trường THCS Thanh Xuân; Ninh Nguyễn Minh Anh, lớp 9A2, Trường THCS Thanh Xuân; Đồ Gia Bảo, lớp 9A2, Trường THCS Yên Hòa.
Ban Tổ chức giao giải Nhì cho nhóm học sinh dự án “Thiết bị báo cháy thông minh - Pyro tech Công nghiệp chế tạo sản” của Trường THCS Vân Hồ
Dự án “Thiết bị báo cháy thông minh - Pyro tech Công nghiệp chế tạo sản” đoạt giải Nhì của Trường THCS Vân Hồ, gồm các học sinh Nguyễn Minh Hiểu, lớp 9A2, Trường THCS Lê Ngọc Hân; Trần Tuần Nghĩa, lớp 9C, Trường THCS Vân Hồ; Nguyễn Thị Linh Chi, lớp 8A6, Trường THCS Thanh Xuân; Nguyễn Phùng Trung Quân, lớp 9A, Trường THCS Văn Hồ; Nguyễn Thế Vũ, lớp 9A, Trường THCS Vân Hồ.
Ban Tổ chức giao giải Ba cho nhóm học sinh Dự án “Khay đựng thực phẩm từ thân cây chuối” của Trường THCS Chu Văn An
Ba dự án đã xuất sắc đoạt giải Ba Cuộc thi gồm Dự án “Khay đựng thực phẩm từ thân cây chuối” của Trường THCS Chu Văn An, gồm các học sinh Nguyễn Phạm Minh Anh, lớp 8A2, Trường THCS Chu Văn An; Nguyễn Hữu Hưng, lớp 8A2, Trường THCS Chu Văn An; Đỗ Phương Chi, lớp 9M4, Trường THCS & THPT Marie Curie; Lưu Lâm Giang, lớp 8A5, Trường THCS Thanh Xuân; Nguyễn Đức Khánh, lớp 9A2, Trường THCS Chu Văn An.
Ban Tổ chức giao giải Ba cho nhóm học sinh Dự án “Mipice - Nền tảng game học Tiếng Anh trực tuyến Giáo dục, du lịch, dịch vụ tài chính” của Trường THCS Thăng Long
Dự án “Mipice - Nền tảng game học Tiếng Anh trực tuyến Giáo dục, du lịch, dịch vụ tài chính” đoạt giải Ba của Trường THCS Thăng Long, gồm các học sinh Hồ Đăng Khoa, lớp 9A4, Trường THCS Thăng Long; Quân Vũ Thanh Hà, lớp 9A18, Trường THCS Giảng Võ; Nguyễn Thiện Nhu, lớp 9C, Trường THCS Văn Hồ; Nguyễn Lưu Hà Thư, lớp 9C, Trường THCS Vân Hồ; Nguyễn Đức Trí, lớp 9A2, Trường THCS Lê Ngọc Hân.
Ban Tổ chức giao giải Ba cho nhóm học sinh Dự án “Daisy - Sản phẩm Décor bằng chất liệu giấy làm từ cây Cốc thân thiện với môi Kinh doanh tạo tác động XH” của Trường THCS Trần Duy Hưng
Và dự án “Daisy - Sản phẩm Décor bằng chất liệu giấy làm từ cây Cốc thân thiện với môi Kinh doanh tạo tác động XH” đoạt giải Ba của Trường THCS Trần Duy Hưng, gồm các học sinh Lý Minh Ngọc, lớp 9A1, Trường THCS Trần Duy Hưng; Mai Hà Anh, lớp 9A1, Trường THCS Trần Duy Hưng; Nguyễn Minh Phương, lớp 9A1, Trường THCS Trần Duy Hưng; Nguyễn Trần Minh Châu, lớp 9A1, Trường THCS Trần Duy Hưng; Nguyễn Thùy Linh, lớp 8A6, Trường THCS Trần Duy Hưng.
Phát biểu bế mạc Ngày hội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đánh giá cao đóng góp của các trường đại học, cao đẳng, các Sở GDĐT 63 tỉnh, thành đã hưởng ứng tổ chức tuyển chọn các dự án có chất lượng để dự thi. Thứ trưởng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư tham dự Ngày hội sẽ quan tâm và tiếp tục hỗ trợ các dự án. Để các em học sinh, sinh viên có thể nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp của mình, có thể sớm thành lập được doanh nghiệp khởi nghiệp và góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Thứ trưởng đánh giá: Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VI, đã thu hút được đông đảo các cơ sở giáo dục, các bạn học sinh, sinh viên và cộng đồng các doanh nghiệp tham gia. Tất cả học sinh, sinh viên đã tập trung thể hiện bản lĩnh, thể hiện sức trẻ, nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo, tinh thần vì cộng đồng, vận dụng các kiến thức, kỹ năng để đưa ra các sáng kiến, các giải pháp giải quyết các vấn đề của cộng đồng, của xã hội và hình thành nên những ý tưởng sáng tạo. Những dự án khởi nghiệp mang tính đột phá không chỉ để tham dự Cuộc thi này mà còn nhằm mục mang lại những giá trị hữu ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội.
Khởi động từ tháng 8-2023, Cuộc thi đã thu hút 707 dự án của các tác giả, nhóm tác giả tham gia. Từ vòng loại, Ban tổ chức đã chọn ra 80 dự án xuất sắc nhất trong tổng số hơn 300 dự án để tham gia vòng chung kết.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các ý tưởng khởi nghiệp năm nay có chất lượng, đa dạng, nội dung ý tưởng tập trung vào giải quyết các vấn đề của cộng đồng xã hội. Có nhiều dự án đã được học sinh, sinh viên triển khai và bước đầu thành công, nhiều dự án đã được triển khai, chuyển sang giai đoạn có lãi và các chỉ số doanh thu, lợi nhuận có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng.